Triển Khai Nhanh Chóng
Quy Trình Triển Khai Nhanh Chóng Đúng Tiến Độ
Quy Trình Triển Khai Nhanh Chóng Đúng Tiến Độ
Giá Thành Tốt Nhất Nhờ Chủ Động Được Nguồn Sản Phẩm Đầu Vào
Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7
Là thương hiệu được yêu thích và lựa chọn
Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo với chuyên đề “Xu hướng sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường”. Đây là một trong số các hoạt động nằm trong Tuần lễ Công trình xanh 2023. Nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển công trình xanh ở Việt Nam đã được đặt ra trong hội thảo.
Cả nước mới có trên 300 công trình xanh, TP.HCM đứng đầu về số lượng
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình xanh, việc phát triển công trình xanh được thực hiện theo hình thức tự nguyện, khuyến khích. Hiện số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện đạt khoảng 300 công trình với tổng diện tích trên dưới 7,2 triệu m2 sàn xây dựng. Riêng năm 2023 đã tăng thêm hơn 70 công trình xanh so với năm ngoái.
TP.HCM đứng đầu cả nước về số công trình xanh với 67 công trình và đứng thứ 2 về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình xanh với gần 1,3 triệu m2. Các loại hình công trình xanh đã mở rộng từ công trình văn phòng, trụ sở cơ quan đến khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, nhà xưởng công nghiệp…
Số lượng công trình xanh dù đã tăng lên đáng kể hàng năm nhưng so với tổng số công trình được xây dựng hàng năm thì con số này còn khá khiêm tốn, đòi hỏi cần có thêm nhiều sự nỗ lực, cố gắng để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển công trình xanh trong thời gian tới.
Việc phát triển công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất xanh, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xây dựng xanh... Trong đó, vai trò của vật liệu xanh thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng là vô cùng quan trọng.
Đề cập tới xu hướng phát triển các vật liệu mới, có tính ứng dụng cao, như bê tông in 3D, kính xây dựng và thép, Viện trưởng Viện Vật liệu Xây dựng Lê Trung Thành cho biết, những loại vật liệu này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công trình xanh và vật liệu xanh. Các công nghệ và vật liệu mới này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên mà còn giảm phát thải khí nhà kính; đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, sự phát triển của vật liệu xanh và vật liệu mới thân thiện với môi trường liên quan mật thiết đến sự phát triển khoa học công nghệ.
“Để có được các vật liệu xanh và thân thiện môi trường, chúng ta cần sự đầu tư và nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển công nghệ; phải có quy trình đánh giá vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, hệ số dẫn nhiệt thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực”, ông Lê Trung Thành cho biết.
Có thể nói, việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và nâng cao giá trị của các công trình xanh. Các thành phần kết cấu bao che mặt ngoài từ mái che, tường, kính... cho đến các loại vật liệu hoàn thiện khác như cửa, tấm ốp, sàn, tường, xi măng, sắt, thép, sơn và nội thất đều có sự đóng góp riêng vào hiệu quả môi trường của mỗi công trình. Nếu lựa chọn đúng loại vật liệu phù hợp, chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại vật liệu xanh được ra đời và ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, mà còn mang lại kết cấu xây dựng bền vững hơn. Dưới đây là một số loại vật liệu xanh được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng.
Kính tiết kiệm năng lượng đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới trong việc phát triển công trình xanh theo hướng bền vững.
Kính tiết kiệm năng lượng
Hiện nay, kính tiết kiệm năng lượng Low E và Solar Control là 2 chủng loại kính được nhiều công trình sử dụng với khả năng cách nhiệt, ngăn chặn 99% tia UV và 69% năng lượng mặt trời. Cả 2 dòng kính tiết kiệm năng lượng này đều có cấu trúc kính với 5 - 8 lớp phủ kim loại siêu mỏng, góp phần cải thiện đáng kể khả năng cách nhiệt và cản nhiệt của kính, giúp tiết kiệm điện năng đến 51%.
Cụ thể, dòng kính Low E có thể đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết khi thiết kế nhà kính dân dụng hiện nay. Đây là các tấm kính trắng được phủ một cấu trúc các lớp kim loại, oxít kim loại mỏng nhằm đạt được độ phát xạ thấp.
Trong khi đó, kính Solar Control là loại kính tiết kiệm năng lượng được gia công từ kính trắng xây dựng, với lớp phủ metalic siêu mỏng. Công nghệ này cho phép ánh sáng xuyên qua tấm kính, đồng thời cản đến 65% năng lượng từ mặt trời. Đặc biệt, sản phẩm này sử dụng đơn lớp tấm nên có thể dùng thay thế các vật liệu kính xây dựng thông thường, cho cả công trình thương mại và dân dụng.
Tăng cường sử dụng, sản xuất vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đang là xu hướng tất yếu của Việt Nam và trên thế giới. Qua đó, góp phần phát triển ngành xây dựng xanh, sạch, hạn chế khai thác tài nguyên đất đai, giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường.
Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đang là xu hướng tất yếu
Vật liệu không nung được tạo từ những phụ phẩm, phế thải hoặc các loại cốt liệu như mạt đá, cát, xi măng và một số thành phần phụ gia khác… thông qua quá trình tạo hình, đóng rắn mà không cần sử dụng đến nhiệt.
Loại vật liệu này có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền, dễ thi công và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn các loại vật liệu nung truyền thống. Ngoài ra, sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng còn giúp tăng tuổi thọ công trình vì có độ bền cao, bề mặt nhẵn, mịn nên không cần tốn quá nhiều vữa khi thi công, giúp tiết kiệm chi phí.
Gạch không nung có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền, dễ thi công và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
Hiện nay, trên thị trường xây dựng có các loại gạch không nung phổ biến như gạch xỉ, gạch bê tông, gạch nhẹ chưng áp, gạch bê tông bọt khí. Ngoài ra còn có gạch rỗng và gạch đặc, tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng của mỗi công trình mà chọn sử dụng cho phù hợp.
Tại Việt Nam, ngành xây dựng đang chứng kiến sự thay đổi với tốc độ rất nhanh. Thị trường vật liệu xây dựng truyền thống đang dần dịch chuyển sang các giải pháp và sản phẩm công nghệ tiên tiến. Trong đó, vữa tô gốc thạch cao là sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế cho vữa xi măng cát truyền thống.
Vữa tô gốc thạch cao chống nứt và bộp tường
Đây là giải pháp tô trát tường hiệu quả, giúp giải quyết triệt để các vấn đề nứt, bộp, nứt chân chim cho tường nội thất.
Đặc biệt, loại vữa trát tường gốc thạch cao này thích hợp với vật liệu xây là gạch block, gạch xi măng cốt liệu, bê tông, tấm panel… Sản phẩm có độ bám dính tối cao, tạo bề mặt hoàn thiện có chất lượng đồng đều, tạo độ dày từ 5-15mm cho 1 lần tô giúp tăng tốc độ thi công hoàn thiện.
Xốp cách nhiệt XPS là một dòng vật liệu xây dựng mới với nhiều ưu điểm nổi bật như cách nhiệt, cách âm, đôn nền, chống ẩm cho các công trình công nghiệp và dân dụng.
Loại vật liệu này được làm từ chất dẻo Polystyrene an toàn với người dùng và đặc biệt thân thiện với môi trường. Vật liệu xốp XPS không tạo ra chất độc nguy hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc, ăn mòn và các tấm dư thừa có thể tái sử dụng.
Trong xây dựng, xốp XPS thường được ứng dụng trong cách nhiệt, chống nóng sàn, mái và tường bê tông cho các công trình. Ngoài ra, xốp XPS còn kết hợp với các loại vật liệu xây dựng khác để làm tường làm vách, có hiệu quả cách nhiệt, cách âm cao.
Tấm lợp sinh thái là loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, được sản xuất từ các sợi hữu cơ và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Loại vật liệu này có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, rất phù hợp với các công trình ven biển.
Tấm lợp sinh thái có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, rất phù hợp với các công trình ven biển
Ngoài ra, tấm lợp sinh thái còn có khả năng chống nóng, cách âm tốt và giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao.
Các tấm lợp này thường có trọng lượng rất nhẹ nên rất dễ vận chuyển đến các công trình. Đây là sản phẩm tấm lợp phù hợp cho các công trình dân sinh, công trình công cộng và nhà xưởng công nghiệp.